Tổng quan về hô hấp
Đường hô hấp là đường dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào phổi. Đường hô hấp được tính từ mũi đến phế nang trong phổi. Dựa vào đặc điểm cấu tạo giải phẫu, đường hô hấp được chia thành 2 phần:
Đường hô hấp trên: mũi, xoang, họng, hầu, thanh quản.
Đường hô hấp dưới: khí quản, phế quản, phổi, màng phổi.
Các bệnh thường gặp ở
hệ hô hấp bao gồm
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm mũi, viêm họng.
- Bệnh phổi tắc nghẽn: hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và giãn phế quản.
- Bệnh phổi hạn chế: bệnh phổi kẽ, bất thường về thành ngực và bệnh thần kinh cơ.
- Ngoài ra còn có các bệnh bất thường về mạch máu ở phổi: thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi.
Theo thống kê, khoảng 545 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh hô hấp mãn tính, tăng 40% từ năm 1990 đến năm 2017. Chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm và mất năng suất do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn lần lượt là 48,4 tỷ euro và 33,9 tỷ euro trong cộng đồng châu Âu.
Các triệu chứng có thể gặp ở
bệnh nhân có bệnh lý hô hấp
- Ho là triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lý hô hấp nhằm mục đích tống xuất các chất kích thích khỏi đường hô hấp.
- Khạc đàm, nếu đàm vàng, xanh hoặc có mùi hôi thường là có nhiễm trùng đường hô hấp.
- Khó thở do tắc nghẽn đường dẫn khí, mất hoặc giảm chức năng trao đổi khí.
- Đau ngực do tổn thương nhu mô phổi hay màng phổi thành thường có thể xuất phát từ nhiều vị trí khác nhau trong lồng ngực như thành ngực, màng phổi hay nhu mô phổi,…
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh lý hô hấp
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh:
- Hút thuốc lá hoặc hít phải thuốc lá từ người xung quanh là một trong những yếu tố nghiêm trọng nhất dẫn đến bệnh lý đường hô hấp. Hít khói thuốc lá trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mãn tính hoặc giãn phế quản, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư phế quản – phổi.
- Ít hoạt động thế chất và ăn uống không lành mạnh dễ dẫn đến thừa cân béo phì có thể gây ra các bênh phổi hạn chế, ngưng thở khi ngủ, làm nặng hơn tình trạng hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn. Ngoài ra thừa cân béo phì còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý khác và ảnh hưởng tình trạng sức khỏe chung, giảm sức đề kháng.
Yếu tố môi trường:
- Khói hóa chất, bụi, ô nhiễm không khí trong nhà (đốt các nhiên liệu trong quá trình sưởi hoặc nấu ăn), ô nhiễm không khí ngoài trời, bụi nghề nghiệp và hóa chất cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh đường hô hấp.
- Thời tiết, khí hậu chuyển mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột cũng như dùng máy điều hòa thường xuyên gây kích ứng đường hô hấp dễ mắc các bệnh như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Người lớn tuổi, có nhiều bệnh lý nền, hệ miễn dịch bị suy giảm: bệnh nhân có bệnh lý khác như đái tháo đường, ung thư, suy thận, suy gan và suy dinh dưỡng hoặc dùng corticoid kéo dài thường có hệ miễn dịch bị suy giảm. Suy giảm miễn dịch khiến cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài. Người bệnh có hệ miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn người bình thường, dễ xảy ra viêm phổi, với mức độ nặng nề hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Hậu quả lâu dài của bệnh lí hô hấp
Suy hô hấp là hậu quả cuối cùng của tất cả các bệnh lý hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… Tình trạng này xảy ra khi quá trình trao đổi O2 và CO2 trong phổi bị gián đoạn, dẫn đến sự thiếu hụt O2 lên tim, não, và các cơ quan khác của cơ thể, gây ra những biến chứng nguy hiểm như loạn nhịp tim, tổn thương não, suy thận. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Việc sử dụng corticoid trong thời gian dài để điều trị ở một số bệnh đường hô hấp sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như tăng đường huyết, loãng xương, loét dạ dày và làm hệ miễn dịch bị suy giảm. Hệ miễn dịch của bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong kết cục của bất kỳ bệnh lý nào kể cả bệnh lý hô hấp, hệ miễn dịch suy giảm làm bệnh nhân dễ nhiễm trùng hơn, dễ viêm phổi, tăng tỉ lệ tử vong suy thận. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Mất cơ, suy mòn và suy dinh dưỡng là biến chứng nghiêm trọng trong bệnh hô hấp.
- Nguyên nhân: bệnh nhân có bệnh lý hô hấp có thể khó thở, ho, đau ngực, mệt mỏi, chướng bụng nên thường ăn không đủ. Ngoài ra, bệnh lý hô hấp thường gây tăng chuyển hóa nên vẫn có thể sụt cân và mất cơ mặc dù bệnh nhân ăn đủ.
- Những bất thường về dinh dưỡng ở các bệnh đường hô hấp thường không được quan tâm đặc biệt là mất cơ, đây là yếu tố gây ra rối loạn chức năng cơ hô hấp làm cho bệnh hô hấp trầm trọng hơn.
- Mất khối cơ và sức cơ dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Cách điều trị và phòng ngừa
bệnh hô hấp
Uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
Tiêm vaccine phòng các bệnh hô hấp như cúm, phế cầu, covid-19 giúp cơ thể tạo ra miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thay đổi lối sống:
- Cai thuốc lá, thuốc lào giúp giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh lý hô hấp, phòng ngừa bệnh đường hô hấp và rất nhiều bệnh lý khác.
- Tránh các môi trường nhiều hóa chất, khí thải, khói bụi.
- Bệnh nhân hen suyễn cần nhận ra nguyên nhân gây khởi phát cơn hen để tránh (ví dụ phấn hoa, con mạt, một số loại thức ăn, chất bảo quản thực phẩm…).
- Luyện tập thể dục đều đặn giúp giảm lượng mỡ thừa, chống loãng xương, giúp tăng khối cơ và tăng cường sức đề kháng.
- Tránh căng thẳng, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp giúp cho người bệnh trong việc phòng bệnh cũng như điều trị bệnh hô hấp. Chế độ dinh dưỡng thay đổi tùy thuộc từng bệnh lý, nên được hướng dẫn chính xác bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nguyên tắc chung cho bệnh lý hô hấp:
- Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), đường bột (cơm, bún, mì, phở, bánh mì…), béo (dầu nành, dầu cá, dầu olive…) và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ). Chế độ ăn nên cân bằng giữa các nhóm chất, không nên ăn quá nhiều với bất kì nhóm chất nào.
- Nên lựa chọn đạm động vật nhiều hơn đạm thực vật vì đạm động vật chứa đủ các acid amin thiết yếu cho cơ thể, ngoài ra chứa các vitamin và khoáng chất (vitamin B12, vitamin D, acid béo omega-3, sắt, kẽm…), dễ hấp thu hơn đạm thực vật.
- Nạp vừa đủ lượng đường bột trong ngày, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường tinh chế (bánh, kẹo, chè…) vì dễ gây rối loạn đường huyết, thừa cân béo phì, ảnh hưởng xấu lên tình trạng bệnh hô hấp.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa các chất béo xấu (thức ăn nhanh, chiên rán nhiều lần, nội tạng động vật, bơ thực vật/magarine…) làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung.
- Ăn tăng cường rau, củ, trái cây tươi để cung cấp thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất tăng cường miễn dịch, tăng cường chức năng hệ thần kinh – miễn dịch và chất chống oxy hóa.
- Nếu bệnh nhân có bệnh lý đường hô hấp gây ho: tránh ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán kích thích sự tăng tiết đàm, tránh dùng thực phẩm ở nhiệt độ lạnh có thể kích thích niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
- Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, nếu nước lạnh gây kích thích cổ họng gây ho nên chuyển sang uống nước ấm.
Bệnh nhân nên dùng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giúp tăng khối cơ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Người bệnh có thể tăng cường khối cơ bằng việc bổ sung HMB , một thành phần quan trọng kết hợp cùng đạm chất lượng cao giúp tăng cường sức khỏe khối cơ. HMB được tìm thấy với một lượng nhỏ trong thực phẩm như bơ, bưởi, súp lơ và cá da trơn. Tuy nhiên, rất khó để nhận đủ lượng HMB nếu chỉ dựa vào nguồn thực phẩm tự nhiên, vì vậy nên bổ sung thêm các công thức dinh dưỡng có chứa HMB.
- Có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung YBG (beta-glucan chiết xuất từ nấm men). YBG góp phần cải thiện hệ miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn và tăng sản sinh kháng thể, giúp giảm khả năng nhiễm trùng, từ đó giúp bệnh nhân mau hồi phục, giảm nguy cơ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
18/2024/XNQC-YTĐN
* Khảo sát IQVIA từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023
** Ở những phụ nữ bị stress và vận động viên
# YBG: Beta-glucan từ nấm men
1. Berton L, et al. PLoS One. 2015;10(11):e0141757. 2. Talbott SM, et al. J Sports Sci Med. 2009;8(4):509-515. 3. Talbott SM, et al. J Am Coll Nutr. 2012;31(4):295-300. 4. McFarlin BK, Carpenter KC, Davidson T, McFarlin MA. J Diet Suppl. 2013;10(3):171-183
Chi nhánh công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam), tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: 259/8/38, Quốc Lộ 51, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Chọn ưu đãi phù hợp
-
KHI MUA 1 LON ENSURE GOLD MỚI
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC CÁC KHUYẾN MÃI HẤP DẪN TỪ ENSURE GOLD