Để đảm bảo bạn nhận được hàng trước Tết Nguyên Đán, xin vui lòng đặt hàng trước ngày 23/01 cho địa chỉ giao hàng trong TP.HCM và trước ngày 19/01 cho các huyện/tỉnh/thành phố khác.

Tổng quan về các bệnh lý đường tiêu hóa

Bệnh lý tiêu hóa là những loại bệnh xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và gan, túi mật, tụy. Các bệnh lý này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và sức khỏe tổng thể.

Một số bệnh tiêu hóa thường gặp

  • Nhiễm trùng tiêu hóa: bệnh nhân thường sốt, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: thường gây đau bụng thượng vị trước hoặc sau bữa ăn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: ợ nóng ợ chua, trào ngược, nóng rát ngực, cổ họng, có thể gây ho, viêm họng do trào ngược.
  • Viêm đại tràng, xơ gan, viêm gan, viêm tụy…

Các triệu chứng xảy ra với cường độ nặng hoặc liên tục sẽ ảnh hưởng đến công việc hằng ngày và chất lượng cuộc sống. Thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề hơn như hôn mê, xuất huyết tiêu hóa… và có thể gây tử vong. Do đó, khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào liên quan nên đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán để được điều trị kịp thời và hợp lý.

Một số yếu tố nguy cơ của các bệnh lý về tiêu hóa

Thói quen ăn uống không lành mạnh:

  • Uống nhiều rượu ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và cả sức khỏe chung. Lạm dụng rượu có thể gây viêm gan, xơ gan thậm chí dẫn đến ung thư gan, gây viêm tụy, viêm loét dạ dày tá tràng…
  • Ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần, đồ nướng, đồ ăn đóng hộp… chứa nhiều chất béo xấu, nhiều muối,… làm ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa của gan, mật, tụy và tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, ung thư đường tiêu hóa và các cơ quan khác.
  • Ăn các thức ăn đường phố, thực phẩm nấu chưa chín, không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm amibe, ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy…
  • Thói quen ăn uống của người Việt Nam thường ăn uống dùng chung muỗng đũa, chấm chung nước chấm, dùng đũa/muỗng của mình gắp cho người khác hoặc gắp thức ăn từ dĩa thức ăn chung. Điều này dẫn đến việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (còn gọi là vi khuẩn Hp), gây loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Ít vận động: có thể gây ra táo bón, trĩ. Ít vận động dễ dẫn đến thừa cân béo phì, là nguy cơ của nhiều bệnh lý tiêu hóa (sỏi mật, ung thư đường tiêu hóa,…), các bệnh lý tim mạch, hô hấp và ảnh hưởng tình trạng sức khỏe chung, giảm sức đề kháng.

Tâm lý: giữ tâm lý thoải mái, tránh stress có thể hạn chế các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu,…

Tác dụng phụ của thuốc: kháng sinh có thể ảnh hưởng đến các loại lợi khuẩn có trong ruột, thường gây rối loạn tiêu hóa, thuốc giảm đau NSAID có thể gây loét dạ dày – tá tràng, dùng không đúng liều lượng có thể gây suy gan, suy thận,…

Di truyền.

Hậu quả lâu dài về dinh dưỡng có thể gặp ở người mắc bệnh tiêu hóa

Tùy loại bệnh lý ở đường tiêu hóa mà hậu quả lâu dài có thể gặp ở mỗi bệnh nhân là khác nhau.

Loãng xương: bệnh nhân có thể bị giảm hấp thu Vitamin D, canxi và protein, lâu dài gây ra nguy cơ loãng xương.

Thiếu máu: do giảm hấp thu sắt, acid folic, vitamin B12.

Những hậu quả khác liên quan đến thiếu các vi chất: rụng tóc, móng tay móng chân dễ gãy, da khô, bong tróc, mệt mỏi, thiếu tập trung…

Mất cơ: nhiều bệnh lý tiêu hóa gây kém hấp thu các chất dinh dưỡng đa lượng (đạm, béo, đường) hoặc có thể gây chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy làm bệnh nhân ăn ít hơn dẫn đến việc bệnh nhân mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, mất cơ, suy dinh dưỡng. 70% bệnh nhân bệnh lý đường tiêu hóa bị mất cơ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy cơ nhập viện, phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu.

Một số bệnh lý tiêu hóa nặng như: xơ gan, ung thư đường tiêu hóa,… hoặc một số bệnh lý có sẵn của bệnh nhân như đái tháo đường, suy thận, bệnh nhân dùng corticoid kéo dài,… bệnh nhân có suy dinh dưỡng, mất cơ có thể gây suy giảm miễn dịch. Suy giảm miễn dịch là khi cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài. Người bệnh có hệ miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn người bình thường, với mức độ nặng nề hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Điều trị bệnh tiêu hóa

Thói quen ăn uống không lành mạnh:

  • Uống nhiều rượu ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và cả sức khỏe chung. Lạm dụng rượu có thể gây viêm gan, xơ gan thậm chí dẫn đến ung thư gan, gây viêm tụy, viêm loét dạ dày tá tràng…
  • Ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều lần, đồ nướng, đồ ăn đóng hộp… chứa nhiều chất béo xấu, nhiều muối,… làm ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa của gan, mật, tụy và tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch, ung thư đường tiêu hóa và các cơ quan khác.
  • Ăn các thức ăn đường phố, thực phẩm nấu chưa chín, không đảm bảo an toàn vệ sinh có thể gây ra nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm amibe, ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy…
  • Thói quen ăn uống của người Việt Nam thường ăn uống dùng chung muỗng đũa, chấm chung nước chấm, dùng đũa/muỗng của mình gắp cho người khác hoặc gắp thức ăn từ dĩa thức ăn chung. Điều này dẫn đến việc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (còn gọi là vi khuẩn Hp), gây loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi tùy thuộc từng bệnh lý nên được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nguyên tắc chung:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn để giảm nguy cơ gây các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư
  • Ăn đầy đủ các nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), đường bột (cơm, bún, mì, phở, bánh mì…), béo (dầu nành, dầu cá, dầu olive…) và các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ). Chế độ ăn nên cân bằng giữa các nhóm chất, không nên ăn quá nhiều với bất kì nhóm chất nào.
  • Lựa chọn đạm động vật nhiều hơn đạm thực vật vì đạm động vật chứa đủ các acid amin thiết yếu cho cơ thể, ngoài ra chứa các vitamin và khoáng chất (vitamin B12, vitamin D, acid béo omega-3, sắt, kẽm…), dễ hấp thu hơn đạm thực vật.
  • Ăn tăng cường rau, củ, trái cây tươi để cung cấp thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất tăng cường miễn dịch và chất chống oxy hóa.
  • Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày.
  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể sẽ nhạy cảm với các loại thực phẩm khác nhau. Nếu bệnh nhân có khó tiêu hoặc tiêu chảy, đau bụng, cảm giác cồn cào sau khi ăn nên viết lại các thực phẩm gây nên triệu chứng và tránh loại thực phẩm đó.
  • Bệnh nhân nên bổ sung sản phẩm dinh dưỡng tăng cường khối cơ và tăng cường sức đề kháng.

 

  • Những sản phẩm dinh dưỡng có chứa HMB giúp tăng cường khối cơ, giảm nguy cơ làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • YBG góp phần cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả, giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn và tăng sản sinh kháng thể, giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hơn.

Sau ăn không nên nằm ngay; tránh ăn muộn ngay trước khi đi ngủ.

Tác dụng phụ của thuốc: kháng sinh có thể ảnh hưởng đến các loại lợi khuẩn có trong ruột, thường gây rối loạn tiêu hóa, thuốc giảm đau NSAID có thể gây loét dạ dày – tá tràng, dùng không đúng liều lượng có thể gây suy gan, suy thận,…

Sau khi ăn giúp phát triển lợi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, giảm độc tố đường tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa và sức khỏe chung khỏe mạnh.

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm táo bón, giảm lượng mỡ thừa, tăng khối cơ và hạn chế rất nhiều bệnh lý đường tiêu hóa nói riêng và tăng cường sức đề kháng, sức khỏe nói chung.

18/2024/XNQC-YTĐN
* Khảo sát IQVIA từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023
** Ở những phụ nữ bị stress và vận động viên
# YBG: Beta-glucan từ nấm men

1. Berton L, et al. PLoS One. 2015;10(11):e0141757.
2. Talbott SM, et al. J Sports Sci Med. 2009;8(4):509-515.
3. Talbott SM, et al. J Am Coll Nutr. 2012;31(4):295-300.
4. McFarlin BK, Carpenter KC, Davidson T, McFarlin MA. J Diet Suppl. 2013;10(3):171-183

Chi nhánh công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam), tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: 259/8/38, Quốc Lộ 51, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai


Chọn ưu đãi phù hợp


  1. KHI MUA 1 LON ENSURE GOLD MỚI

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC CÁC KHUYẾN MÃI HẤP DẪN TỪ ENSURE GOLD

Bằng việc truy cập vào trang web đăng ký thành viên, cung cấp thông tin cá nhân cơ bản và thông tin cá nhân nhạy cảm trên website/hoặc bấm vào nút “Tôi đã đọc và đồng ý với các Điều khoản và điều kiện”, bạn xác nhận mình đã đọc và hiểu Chính sách quyền riêng tư của Abbott tại http://www.vn.abbott/privacy-policy.html và cho phép Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) và Văn phòng Đại diện Abbott Laboratories GmBH tại Thành phố Hồ Chí Minh (“Abbott”) và Công ty cổ phần Magenest xử lý toàn bộ thông tin cá nhân này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, tích hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, xóa, hủy, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao cho các công ty trong cùng tập đoàn Abbott và/hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba được chỉ định, trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, và xử lý thông tin cá nhân bằng phương tiện tự động, nhằm mục đích lập danh sách khách hàng / tiến hành khảo sát/ tiếp nhận, quản lý và hỗ trợ khách hàng / chương trình khách hàng thân thiết/ thống kê/ đánh giá/ tuân thủ với quy định pháp luật.

Ví dụ như đăng ký khuyến mại/ tư vấn chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và/hoặc cung cấp thông tin (thông tin về các sự kiện, lời mời tham dự hội thảo, thông tin nghiên cứu khoa học, kiến thức chăm sóc sức khỏe, thông tin sản phẩm, khuyến mại, sự kiện và thông tin tiếp thị và phi tiếp thị khác) / cung cấp khuyến mại / ký kết và thực hiện hợp đồng / thực hiện thanh toán, phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, tập hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào cơ sở dữ liệu tập trung, và thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn, tùy trường hợp cần thiết. Abbott cam kết đảm bảo các biện pháp quản lý và kỹ thuật cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân mà bạn cung cấp, phù hợp với Chính sách quyền riêng tư của Abbott và pháp luật Việt Nam.

Việc xử lý dữ liệu sẽ được bắt đầu kể từ thời điểm Abbott nhận được dữ liệu cá nhân và sự đồng ý của bạn cho việc xử lý dữ liệu cá nhân đó. Sự đồng ý của bạn có hiệu lực cho tới khi bạn có quyết định khác.

Bạn có quyền: yêu cầu chỉnh sửa, rút lại sự đồng ý, xóa, hạn chế, yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có nghĩa vụ: Tự bảo vệ; cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân của mình.

Để thực hiện các quyền trên, vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 1519.